Chúng tôi là một trong những công ty fintech hàng đầu ở Việt Nam thành lập năm 2016, với mô hình kinh doanh độc đáo B2B2C, trọng tâm phục vụ các điểm bán lẻ trải dài trên khắp cả nước, CTCP Finviet đã và đang tham gia cũng như quyết tâm góp phần vào công cuộc CĐS cho ngành bán lẻ Việt Nam. Theo đó, Finviet xây dựng và cung cấp nền tảng hệ sinh thái công nghệ đa dạng và có chiều sâu cho tất cả các bên tham gia, trong chuỗi phân phối bán lẻ từ M2C và kết hợp cùng các dịch vụ B2B & B2B2C fintech, để tạo ra lợi ích rõ ràng cho các bên và tăng tính kết dính.
Finviet hiện là một trong số ít fintech Việt Nam có hệ sinh thái công nghệ hoàn chỉnh với các dịch vụ ví điện tử ECO, hệ thống quản lý kênh phân phối công nghệ 4.0 kết nối không giới hạn, hỗ trợ vốn kinh doanh cho các điểm bán, ECO delivery giao nhận hàng hóa, 7ADS quảng cáo OOH, 7PAY cổng thanh toán di động, điểm chấp nhận thanh toán QRcode.
Do vậy cũng như nhiều doanh nghiệp fintech khác, Finviet rất mong đợi tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ, các sở ban ngành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các mảng kinh doanh của Finviet nói riêng, và fintech hỗ trợ kênh phân phối doanh nghiệp-hộ kinh doanh/đại lý-khách hàng M2C/B2B2C nói chung.
Thí dụ, sớm nghiên cứu, ban hành các nghị định về thanh toán xuyên biên giới, dịch vụ đại lý ngân hàng, để Finviet có thể tham gia sâu rộng, thúc đẩy quá trình CĐS của nền kinh tế theo chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và phát triển bền vững đất nước.
Hiện cả nước có khoảng 1,5 triệu điểm bán lẻ truyền thống/tạp hóa, là dư địa lớn cho công cuộc CĐS trong lĩnh vực bán lẻ. Do vậy các doanh nghiệp fintech rất mong được sự hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ và các ban, ngành.